Blog Thưởng thức đam mê chuyên chia sẻ những video hay nhất, hot nhất về bóng đá nghệ thuật đường phố, bi-a nghệ thuật, drift môtô, ôtô, thể thao mạo hiểm, kỹ xảo ảo thuật, nghệ thuật xếp domino... Blog Thưởng thức đam mê luôn mong muốn mang lại những giây phút thư giãn vui vẻ cho quý bạn xem.


1. BÓNG ĐÁ ĐƯỜNG PHỐ:
      Bóng đá đường phố là thuật ngữ dùng để chỉ về một loại hình bóng đá không được diễn ra một cách chính thức hoặc được diễn ra tại một địa điểm chính thức với những quy tắc khắt khe theo luật bóng đá mà được diễn ra một cách tự phát, ngẫu hứng trên những địa điểm mà người chơi có thể tận dụng không gian để đá bóng như đường phố, hẻm phố, các ngõ, ngách, kho bãi, đất trống…
Đây là thứ bóng đá manh mún, tự phát, chỉ cần một bãi đất trống, một quả bóng làm bằng giẻ rách hoặc bất kỳ vật liệu gì miễn sao có hình cầu là được, thế là đã có bóng đá đường phố với những cầu thủ chơi theo cảm hứng không chịu bất kỳ sự ràng buộc vào từ đôi chân cho đến cái đầu.
      Bóng đá đường phố là thứ mà ai cũng có thể chơi được, ở đâu cũng có thể chơi được nó không phân chia giàu, nghèo, đội tuổi, giới tính, không quá chú trọng đến luật lệ, trang phục, phong cách... và vì tính đơn giản của nó nên nó phổ biến trên thế giới. Bóng đá đường phố cung cấp cho thế giới những ngôi sao bóng đá đẳng cấp với những kỹ thuật độc đáo. Bóng đá đường phố được biết đến nhiều tại Brasil. Bóng đá Brazil có đặc trưng về tính ngẫu hứng, sự sáng tạo xuất phát từ nguyên nhân chính là rất nhiều danh thủ trong lịch sử bóng đá xứ sở samba trưởng thành từ bóng đá đường phố.  Nhiều quốc gia cũng có phong trào bóng đá đường phố như Nam Phi, Việt Nam...
       Ngày nay, bóng đá đường phố được hiểu là những cầu thủ trẻ, cầu thủ nhí đến cọ xát, thi đấu, thư giãn tại các hoạt động bóng đá cộng đồng do các câu lạc bộ chuyên nghiệp tổ chức. Đó là cách làm bóng đá đường phố mang tính chuyên nghiệp chứ không nghiệp dư như tại Nam Phi hoặc một số quốc gia châu Phi.
1.1. Các giải bóng đá đường phố:
       Ngày nay, người ta thường tổ chức các giải bóng đá đường phố để tìm kiếm tài năng ví dụ như Cúp bóng đá đường phố Andrés Escobar diễn ra tại Mariannenplatz, thủ đô Berlin với sự tham dự của 180 cầu thủ nam nữ trẻ. Giải này là một trong những hoạt động gắn kết giữa bóng đá và tuyên truyền cho hòa bình, đẩy lùi bạo lựcma túy và AIDS. Tên của cúp bóng đá đường phố kỳ này là Copa Andrés Escobar - nhằm tưởng niệm cầu thủ Colombia bị bắn chết sau World Cup 1994 - với 22 đội bóng được mời tham dự (Ghana và Nigeria không được cấp visa đến Đức). Trong số này đáng chú ý có đội AfghanistanKenyaColombiaPeruRwandaSenegal, Nam Phi, đội hỗn hợp Israel và Palestine... Nước chủ nhà Đức có hai đội và huấn luyện viên Jürgen Klinsmann làm đại sứ quảng bá cho giải này.
1.2. Trên thế giới:
* Ở Brazil
      Bóng đá đường phố Brazil phổ biến từ khi người Brazil bắt đầu yêu bóng đá cuồng nhiệt vào đầu thế kỷ XX. Một quốc gia nghèo, thiếu cơ sở vật chất, diện tích rộng (so với mặt bằng dân số) thì dễ phát triển bóng đá đường phố. Vua bóng đá Pele từng nói ông thành danh là nhờ những kỹ năng đá phủi học được từ bóng đá đường phố. Vua lừa bóng qua mọi thời đại Garrincha cũng là ông vua của bóng đá đường phố. Và từ những ngôi sao kiệt xuất như Pele hay Garrincha, bóng đá đường phố trở thành niềm đam mê và hy vọng của rất nhiều thế hệ cầu thủ trẻ muốn thành công trong sự nghiệp bóng tròn.
      Ngày nay bóng đá đường phố tại Brazil đã được thay thế bằng thứ bóng đá cộng đồng được phát triển có định hướng và rất hiệu quả. Những sân bóng mini, các giải thi đấu vào cuối tuần hoặc vào buổi tối, hằng hà sa số sân bóng mọc lên được sự tài trợ và theo dõi sát sao của các đội bóng khắp Brazil cạnh tranh quyết liệt trong khâu tuyển chọn, phát hiện nhân tài trẻ. Brazil hàng năm xuất khẩu gần 1.000 cầu thủ nhưng nguồn lực cầu thủ nội vẫn dồi dào. Bóng đá là nghề có thể kiếm sống, không quá sung túc thì ít nhất cũng đủ ăn, đủ mặc. Các trường đào tạo trẻ của các câu lạc bộ khắp đất nước Brazil đủ sức chứa tất cả những tài năng bóng đá thật sự có tài. Không có tiền vẫn có thể đến với bóng đá cộng đồng. Câu lạc bộ Sao Paulo chẳng hạn, hơn 3 thập kỷ qua, Marcelo Figueiredo Portugal Gouvea đã phát hiện không ít nhân tài. EdmilsonLuis FabianoJulio Baptista và nhất là Kaka xuất thân từ bóng đá trẻ Sao Paulo. Thông qua bóng đá cộng đồng, Kaka tự tìm đến Sao Paulo thay vì ngược lại. Goueva không gọi đó là bóng đá đường phố vì sân bóng không còn là bãi đất trống mà có đủ hai cầu môn, giới hạn biên thậm chí trọng tài.
*Nam Phi
       Nam Phi là đất nước nơi mà sự phân biệt giàu nghèo lớn hơn bất kỳ quốc gia nào tại châu phi, bóng đá ở đây phát triển sau thời kỳ Apactime. Bóng đá là môn thể thao dành cho người da đen, tức những người nghèo. Còn những người giàu, tức người da trắng, đa phần thích bóng bầu dục. Chế độ Apartheid sụp đổ cũng là lúc bóng đá Nam Phi mới có cơ hội và triển vọng cất cánh. Sự ra đời của câu lạc bộ bóng đá Ajax Cape Town vào năm 1999 đánh dấu một bước tiến mới về bóng đá trẻ - bước tiếp theo của bóng đá đường phố - nhưng mức độ phát triển không như ý.
Ở Nam Phi có không ít khu ổ chuột, những con đường, những khu vực dơ dáy với những đứa trẻ da đen quần thảo với trái bóng từ sáng đến tối nhưng như thế không thể xem là thứ bóng đá đường phố sẽ góp phần vào sự phát triển của bóng đá Nam Phi trong tương lai. Ngày nay Nam Phi đã có quy hoạch phát triển bóng đá, giảm tải nền bóng đá dựa trên bóng đá đường phố
* Việt Nam
        Bóng đá đường phố luôn tận dụng mọi địa hình. Ở Việt Nam, bóng đá đường phố cũng thông dụng, vào buổi sáng, hay buổi chiềubuổi tối, từ thành thị tới nông thôn, bóng đá đường phố luôn diễn ra một cách sôi nổi. Các đường phố, hẻm phố, ngỏ cụt, hẻm lồi hay những bãi đất trống, thậm chí là những nơi vừa giải tỏa mặt bằng đang ngổn ngang cũng được tận dụng tối đa, các sân bóng tự tạo luôn có những người thi đấu. Những trái bóng cho trận đấu rất đa dạng, từ bóng da đến bóng đúc, bóng chuyền, banh nhựa…. Xuất phát từ nhu cầu chơi bóng ngày càng cao trong khi số lượng các sân bóng có hạn và giá cả cao so với nhiều đối tượng thu nhập thấp, trẻ em....
Thành phần tham gia bóng đá đường phố có thể nói là rất đa dạng, từ những em học sinh, sinh viên cho đến những người công nhân, lao động chân tay đến những người lao động trí óc, lứa tuổi cũng đa dạng, từ nhỏ đến lớn... tất cả mọi người đều không phân biệt lứa tuổi, giàu nghèo, địa vị... đều tham gia một cách vui vẽ và sôi nổi.

1.3. Những cầu thủ nổi tiếng:
-  Vua bóng đá Pele là cầu thủ xuất thân từ bóng đá đường phố
- Garrincha một danh thủ của bóng đá Brazil và cũng là ông vua của bóng đá đường phố.
- Nani – cầu thủ của MU và đội tuyển Bồ Đào Nha với rất nhiều kỹ năng bóng đá đường phố độc đáo nữa mà chưa phô diễn hết
-  Tiago Manuel Dias Correia, biệt danh: Bebe (tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "Cậu bé"). Bebe vốn là trẻ mồ côi, lớn lên trong trại trẻ mồ côi, từng nổi danh từ bóng đá đường phố và đã từng tham dự World Cup cho người vô gia cư (Homeless World Cup) trong màu áo ĐT Bồ Đào Nha.
Theo nguồn: Vi.wikipedia.org
2. BI-A NGHỆ THUẬT:
      Bida nghệ thuật, đôi khi được gọi là búp bê tưởng tượng hoặc lớp học fantaisie, là một kỷ luật bida carom,trong đó người chơi cạnh tranh trong việc thực hiện 76 bức hình đặt trước với nhiều khó khăn khác nhau. Mỗi lần bắn được đặt có giá trị điểm tối đa được gán cho việc thực hiện hoàn hảo, từ một điểm tối đa bốn điểm cho các bức ảnh khó khăn cấp thấp nhất, và leo đến mức tối đa 11 điểm cho các bức ảnh được coi là cao nhất ở cấp độ khó. Có tổng cộng 500 điểm cho người chơi, đại diện cho giá trị tổng hợp của một số điểm hoàn hảo trên tất cả 76 cú sút, mặc dù không phải tất cả các trò chơi đều được chơi với danh mục đầy đủ. Cơ quan quản lý của môn thể thao này là Confédération International de Billard Artistique (CIBA).
       Mỗi lần bắn trong một trận đấu bida nghệ thuật được chơi từ một vị trí được xác định rõ ràng (ở một số địa điểm trong vòng khoan dung 2 mm) và mỗi cú bắn phải được mở ra theo cách đã được xác lập. Người chơi được phép ba lần mỗi lần bắn. Nói chung, những bức ảnh chụp trò chơi - thậm chí là chụp bốn điểm - đòi hỏi trình độ cao, tập trung và thực hành chuyên sâu để thực hiện. Bức ảnh này thường đòi hỏi cực trong kỹ thuật bắn làm mà không thường được sử dụng trong các trò chơi khác, chẳng hạn như lực lượng sau , lực lượng rút , độ chính xác nhiều đường sắt đá , nhảy và quần chúng kết hợp với việc sử dụng lạ lùng của tiếng Anh ( nên xoáy ngang ).
        Người chơi có thể sử dụng đến 20 dấu hiệu riêng biệt cung cấp các chức năng hiệu suất khác nhau.  Ví dụ, việc thực hiện masses có thể đòi hỏi một tín hiệu với đầu cuối có đường kính rất lớn và một mũi cue chuyên dụng , trong khi nhảy có thể đòi hỏi một đoạn ngắn, nhẹ với một đầu cue phẳng (chứ không phải tròn), rất cứng và rộng hơn Hơn một cue chơi. Một số mũi chích ngừa có thể yêu cầu sử dụng các đạo cụ như một cái chốt nhỏ được đặt chính xác trên mặt bàn và xung quanh mà người chơi phải làm cho quả cầu qua một bên được chỉ định . Hầu hết, Những người chơi bi-a chuyên nghiệp hàng đầu chuyên môn trong trò chơi để loại trừ tất cả những người khác. 
       Cuộc thi danh hiệu thế giới lần đầu tiên bắt đầu vào năm 1986 và yêu cầu sử dụng các quả bóng ngà . Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị bỏ vào năm 1990. Điểm số cao nhất từng đạt được trong cuộc thi thế giới là 374, do người Pháp Jean Reverchon vào năm 1992, trong khi số điểm cao nhất trong cuộc cạnh tranh tổng thể là 427 theo quy định của Bỉ Walter Bax năm 2006.  Trò chơi được chơi chủ yếu ở Tây Âu, đặc biệt là ở Pháp, Bỉ và Hà Lan. Trò chơi sử dụng một từ vựng chuyên ngành, chủ yếu xuất phát từ các từ tiếng PhápBao gồm nhiều thuật ngữ không có sự tương đồng trong các môn thể thao cue khác . Một số ví dụ là coup fouetté ("whip shot", một loại lực theo); Massé coulé (viết tắt của massé shot) và piqué (mô tả một loạt bắn không có tiếng Anh, hoặc một cú sút mà cây gậy có góc cạnh thẳng đứng, nhưng không được giữ thẳng đứng như thể nó đầy đủ). Hoặc một cú sút mà thanh tiêu đề có góc cạnh thẳng đứng, nhưng không được giữ thẳng đứng như thể nó đầy đủ). Hoặc một cú sút mà thanh tiêu đề có góc cạnh, nhưng không được giữ thẳng đứng như thể nó đầy đủ).
      Các cuộc thi bắn tỉa ở bida bàn bi-a, lấy cảm hứng từ các bida nghệ thuật, bắt đầu vào năm 1993 ở Mỹ ở trình độ nghiệp dư và năm 2000 chuyên nghiệp và quốc tế, với tổng cộng năm mươi sáu bức ảnh đặt trước.
2.1. Các đối tượng sử dụng: 
     Giống như các trò chơi bida và bi-a khác, các trò lừa thường sử dụng một quả bóng cube, một hoặc nhiều quả bóng đối tượng, và một cây cue. Tuy nhiên, nhiều đạo cụ có thể được sử dụng để đánh lừa các bức ảnh bao gồm chaily uống , giỏđồng xukệ bóngđầu chóp và các thiết bị liên quan đến bida và phi bi-a. Các đạo cụ được sử dụng để thay đổi độ khó của mũi tiêm hoặc tăng giá trị thẩm mỹ. Giống như các chuyên gia bida , các nghệ sĩ bắn trộm thường có các cue đặc biệt để thực hiện các loại hình chụp đặc biệt, đặc biệt là các bức ảnh nhảy và massés.
Theo nguồn: Vi.wikipedia.org
3. DRIFT NGHỆ THUẬT:
       Lần đầu tiên drift chính thức xuất hiện trên màn ảnh rộng là ở phần 3 của series phim nổi tiếng The Fast and Furious, Tokyo Drift. Điện ảnh Hollywood đã biết đến donut từ rất lâu, nhưng drift là một khái niệm hoàn toàn khác về môn thể thao để mất độ bám đường của xe. Drift có nghĩa là người lái xe điều khiển chiếc xe của họ trượt qua một khúc cua, một drifter chuyên nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát được chiếc xe khi lốp xe đang trượt chứ không còn lăn trên đường nữa.
     Drift không phải là điều gì quá xa lạ. Để đơn giản và dễ hiểu, bất kỳ ai đã từng bị trượt bánh trên đường ướt và mất từ 10 – 20 mét để có thể kiểm soát chiếc xe thì quãng đường đó là khoảng cách người đó đã drift. Trong đua xe, đôi khi các tua đua vào cua với tốc độ quá nhanh khiến bánh sau bị trượt, đó cũng được xem là drift. Khi bị trượt bánh sau, chiếc xe hoặc sẽ quay tròn hoặc sẽ tay đua đua sẽ lấy lại quyền kiểm soát chiếc xe và tiếp tục cuộc đua. Những tay đua chuyên nghiệp có khả năng drift có cơ hội vượt qua các đối thủ không thể drift ở những khúc cua. Dần dần drift đã thực sự trở thành một môn thể thao đúng nghĩa. Vào những năm 1990, môn thể thao đua xe drift đã chính thức ra đời tại những con đường núi lộng gió của Nhật Bản và sau đó lan dần sang Mỹ và Anh.
      Drift qua một khúc cua được xem là một pha drift đơn giản. Ở đẳng cấp cao, các tay đua có thể drift qua vài khúc cua tiếp trong khi xe của họ vẫn trượt trên đường. Và những con đường núi ở Nhật Bản là nơi có những khúc cua như thế. Hàng loạt các khúc cua liên tiếp, cua gấp và cua chữ S chính là nơi để các tay đua thể hiện đẳng cấp và kỹ năng drift tuyệt vời của mình.
3.1. Côn và Phanh:
     Các tay đua thường sử dụng hai kỹ thuật chính để drift là côn và phanh. Loại xe được sử dụng để drift phải là xe dẫn động cầu sau, xe dẫn động cầu trước rất hiếm khi được sử dụng để drift.
Khi gần đến khúc cua, người lái xe sẽ đạp chân côn và về số hai, sau đó tiếp tục đạp chân ga để đẩy động cơ lên khoảng 4.500 vòng/phút và nhả côn. Lúc này toàn bộ sức mạnh của động cơ sẽ dồn về cầu sau và bánh sau sẽ quay rất nhanh khiến xe mất độ bám đường, phần thân sau của xe sẽ bị trượt vào khúc cua.
      Khi vào đến khúc cua, người lái sử dụng phanh khẩn cấp và khóa cứng bánh sau, lúc này xe trượt tự do, đồng nghĩa với drift. Kỹ thuật sử dụng phanh để drift là một trong số ít kỹ thuật để drift xe dẫn động cầu trước. Đối với xe dẫn động cầu sau thì có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, và các tay drift chuyên nghiệp sử dụng rất nhiều kỹ thuật drift trong một cuộc đua.
      Khi xe đã bắt đầu drift cũng đồng nghĩa với phần khó nhất của môn thể thao này bắt đầu. Việc duy trì cho xe drift và không bị quay mòng mòng đòi hỏi người lái phải trải qua nhiều lần luyện tập.
Các drifter chuyên nghiệp phối hợp việc kiểm soát chân ga và tay lái để kiểm soát chiếc xe nhằm không cho xe lấy lại cân bằng hoặc giảm tốc độ ở khúc cua. Một số drifter đẳng cấp có thể drift xe liên tục qua các khúc cua và mỗi khúc cua họ lại sử dụng một kỹ thuật drift khác nhau để kiểm soát pha drift của mình.
3.2. Các kỹ thuật drift :
      Điều đầu tiên các tay đua cần thành thục trong kỹ thuật drift đó là kỹ năng đua xe. Kỹ thuật kết hợp sử dụng chân phanh, côn, ga và sang số nhanh (heel-and-toe) giúp các tay đua về số một cách nhanh gọn và hiệu quả nhằm tăng số vòng quay của động cơ trong khi việc sử đồng thời dụng phanh nhằm dồn trọng lượng xe về phía trước.
      Mục đích của kĩ thuật sang số này là nhằm duy trì sự cân bằng giữ tốc độ động cơ và tốc độ của bánh xe để động cơ không rung lắc khi về số.
      Để thực hiện kỹ thuật này khi chân phải đang ở chân ga, sử dụng chân trái đạp côn, về số như bình thường và nhả côn. Sau đó, giữ mũi chân phải ở chân phanh và đưa gót chân phải sang đạp chân ga cho đến khi vòng quay động cơ trùng với tốc độ của bánh xe. Khi đã đạt đến vòng quay cần thiết, nhả chân ga nhưng vẫn đạp phanh, đạp côn thêm một lần nữa về số. Khi người lái đã làm chủ được kỹ thuật sang số thì họ đã sẵn sàng để drift.
3.3. Kỹ thuật drift dựa vào côn:
       Clutch-kick drift – Khi gần đến khúc cua, người lái vẫn đạp côn, đạp ga để tăng số vòng động cơ và về số. Sau đó nhà côn, toàn bộ sức mạnh động cơ đột ngột dồn về cầu sau khiến đuôi xe bị trượt. Đây là kỹ thuật drift cơ bản
       Shift-lock drift –  Khi gần đến khúc cua, người lái về số, nhả gà để giảm số vòng quay và giảm tốc độ động cơ. Sau đó nhả côn khiến bánh sau bị giảm tốc đột ngột và trượt đi.
3.4. Kỹ thuật drift dựa vào phanh:
      E-brake drift – Khi vào cua, kéo phanh khẩn cấp để khóa cứng bánh sau và đánh vô lăng đưa chiếc xe vào cua, phần thân sau xe sẽ trượt và xe bắt đầu drift. Đây là kỹ thuật drift cơ bản.
      Braking drift – Khi vào cua, đạp phanh để trọng lượng xe dồn về phía trước khiến phần thân sau xe bị hẫng và trượt bánh. Tiếp tục kết hợp sử dụng phanh và cần số để drift mà không cần phanh chết bánh sau.
      Long-slide drift – Khi xe cách khúc cua ở một đoạn khá xa và di chuyển ở tốc độ 160 km/h, kéo phanh khẩn cấp để xe bắt đầu drift một đoạn dài cho đến khúc cua.
3.5. Các kỹ thuật drift khác:
       Power-over drift – Tăng tốc xe khi vào cua nhằm tạo đà để xe trượt bánh khi ra khỏi cua. Kỹ thuật này đòi hỏi xe phải có động cơ thật mạnh mẽ.
       Feint drift – Khi gần đến khúc cua, điều khiển xe ra làn ngoài nhằm dồn trọng lượng xe về hai bánh ngoài, sau đó nhanh chóng đánh tay lái đưa xe vào cua. Bất ngờ bị dồn trọng lượng sẽ khiến đuôi xe bị trượt và xe bắt đầu drift. 
      Dynamic drift (Kansei drift) – Vào cua ở tốc độ cao và đột ngột nhả chân ga sẽ khiến trọng lượng xe dồn về phía trước, bánh sau bị trượt sẽ khiến xe drift.
      Dirt-drop drift – Đánh tay lái cho đuôi xe trệch khỏi đường đua ra khu vực có cát. Kỹ thuật này giúp xe dễ dàng drift, duy trì tốc độ nhằm drift qua nhiều khúc cua.
Theo nguồn: Autopro.com.vn
4. THỂ THAO MẠO HIỂM:
      Thể thao mạo hiểm (tiếng Anhextreme sport) hay thể thao phiêu lưu là thuật ngữ để chỉ một số hoạt động được xem là có mức độ nguy hiểm cao.[1] Các hoạt động này thường có yếu tố tốc độ, cao độ, sử dụng sức mạnh thể chất ở trình độ cao, và đồ nghề chuyên dụng cao. Các môn thể thao mạo hiểm bắt đầu nổi lên vào thập niên 1990 khi nó được các công ty marketing lựa chọn để quảng bá cho X Games và khi kênh truyền hình Extreme Sports Channel và trang mạng Extreme.com ra đời.
      Mặc dù việc sử dụng từ "thể thao mạo hiểm" được sử dụng rộng rãi để mô tả nhiều hoạt động thể chất khác nhau, tuy vậy những môn thể thao nào mới chính xác là "mạo hiểm" vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên vẫn có một số đặc điểm chung giữa các môn này. Mặc dù người chơi không nhất thiết là thanh thiếu niên, các môn này thường có độ tuổi trung bình của người chơi khá thấp. Các môn thể thao mạo hiểm thường là môn thể thao cá nhân so với tính đồng đội của nhiều môn thể thao truyền thống. Thêm vào đó là người mới bắt đầu chơi thường tự tập hơn là có giáo viên hướng dẫn.
      Các môn truyền thống thường có các tiêu chí để đánh giá thành tích (khoảng cách, thời gian, tỉ số,...), thì người thi đấu môn mạo hiểm thường được đánh giá dựa trên các tiêu chí mang tính chủ quan và thẩm mỹ. Điều này tạo ra xu hướng bỏ các phương thức đánh giá thống nhất khi các môn thể thao khác nhau lại có cho riêng mình các chuẩn mực riêng.
4.1. Phân loại:
      Mặc dù định nghĩa thế nào là thể thao mạo hiểm và môn nào là thể thao mạo hiểm vẫn chưa thống nhất thì vẫn có một số nỗ lực nhằm phân loại các môn này.
* Các môn có phương tiện di chuyển
Cơ giới hóa
Trượt
Lăn
Có động cơ
Đua thuyền máy offshore, wakeboarding, waterskiing, đua máy bay, lái tàu lượn
Đua xe máy đường trường, rally, motocross
Không có động cơ
Lướt sóng, windsurfing, lướt ván diều, trượt tuyết,
trượt ván tuyết, nhảy dù, wingsuit, lái thuyền buồm
Trượt ván, xe đạp địa hình, lướt ván địa hình, xe đạp nghệ thuật, scooter nghệ thuật
* Các môn không cần phương tiện di chuyển
Theo nguồn: Vi.wikipedia.org
5. NGHỆ THUẬT XẾP DOMINO:
       Hiệu ứng domino là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan tỏa ra các điểm xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính. Hiệu ứng này thường được sử dụng trong trò chơi xếp quân domino, nó cũng được biết tới thông qua thuyết domino, học thuyết chính trị hay được đề cập trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
       Khi xếp các quân cờ domino đứng cạnh nhau với khoảng cách giữa hai quân cờ không quá xa, ta có thể đẩy đổ một quân cờ domino đầu tiên, quân cờ đó sẽ đổ vào quân cờ đứng cạnh khiến nó đổ theo, quá trình này tiếp diễn đến khi toàn bộ loạt quân cờ domino đều đổ. Các thay đổi đối với những quân cờ là giống nhau, vì vậy chúng tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính, điều này có được khi ta coi hệ quân cờ domino là độc lập và sự thay đổi của hệ chỉ gây ra bởi tác động tới quân cờ đầu tiên, điều này khác với hiệu ứng cánh bướm khi thay đổi của hệ còn phụ thuộc nhiều điều kiện khác và vì thế chúng là phi tuyến tính.
Theo nguồn: Vi.wikipedia.org






 
Top